Trong đời thì ai cũng phải bố trí, setup góc học tập/ góc làm việc vài lần.
Mình đã setup tổng cộng 25 setups: bao gồm 17 góc làm việc (cho cá nhân mình và văn phòng) và 8 góc học tập (cho 2 đứa nhà mình) trong 7 năm qua.
Những cái bàn, cái ghế… thường là đồ khá cồng kềnh. Vì vậy, nếu lỡ mua phải hàng kém chất lượng thì bạn cũng rất ngại thay thế. Và đây cũng là lý do khiến bạn/ con bạn ngồi sai tư thế, từ đó ảnh hưởng tới cột sống, sức khỏe…
Ngoài ra, còn những món đồ khác như màn hình, đèn làm việc… cũng làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc, học tập của bạn.
Nếu bạn đang hoặc chuẩn bị setup, hoặc thay đổi setup… Có thể tham khảo 25 setup của mình dưới đây, để biết 18 sai lầm của mình, từ đó có thêm kinh nghiệm khi setup nhé!
Sai lầm 1: chọn bàn ghế kém chất lượng
Cái ghế trong ảnh giá 7-800k, mình dùng vài tháng thì rách luôn lưới ở lưng – phải mua tựa lưng mới đặt vào. Nói chung là khuyên ae đã ghế lưới thì chọn ghế tốt tốt, chứ mấy con ghế vài trăm k này thì bỏ đi.
Cài bàn mình dùng hồi đó giá 4-500k, rất ọp ẹp… Nhưng dùng vẫn ổn, mà hồi đó mình mới khởi nghiệp, tiết kiệm vẫn là quốc sách!
Sai lầm 2: chọn bàn ghế kém chất lượng dù điều kiện kinh tế khá
Sau hơn 2 năm, kinh tế đã khá hơn chút. Nhưng mình vẫn chọn bàn ghế giá rẻ khi chuyển văn phòng mới:
Lần setup thứ 3: tổng đồ dùng trên bàn của mình bao gồm: laptop 15tr, màn hình 4k IPS 8tr, chuột 1,5tr + bàn phím 3,5tr. Tổng cũng gần 30tr.
Nhưng bàn ghế mới chỉ …chưa đến 3tr. Mấy món này đều tã rất nhanh: ghế cọt kẹt, ngả ra thì bị lỏng ốc (trong ngăn kéo luôn phải có tô vít, tầm 3-4 ngày vặn chặt lại 1 lần).
Bàn gỗ công nghiệp chất lượng kém, ngăn kéo sập xệ, nước dính vào là rộp lên luôn. Trông ảnh 3D thì đẹp nhưng sử dụng thì rất… hàng mã.
2020, COVID ập tới. Cũng là lúc mình để ý đến bàn ghế nhiều hơn do phải ngồi làm việc 8-10h mỗi ngày:
Đến lần setup thứ 4, chiếc ghế đã có giá hơn 10tr: vật liệu nhôm cao cấp hơn, lưới xịn hơn, đẹp hơn, nhiều tính năng hơn…
Mình cứ tưởng lên tầm giá này thì ghế phải ngồi sướng lắm. Nhưng cảm giác ngồi chỉ ở mức bình thường…
Sai lầm 3: chọn ghế theo hình thức bề ngoài
Setup thứ 5: sau khi trải nghiệm với chiếc ghế 10tr không hài lòng lắm, mình bán và order phiên bản đắt nhất của hãng (hơn 15tr). Chiếc ghế này có thiết kế nhôm, với cánh bướm sau lưng rất đẹp.
Ghế rất nhiều tính năng, ngả rất phê (160 độ). Ban đầu thì mình rất hài lòng. Nhưng sau một thời gian sử dụng thì mình cũng chỉ ngồi là chính. Mấy tính năng kia gần như không sử dụng.
Mà cảm giác ngồi thì con ghế này với con trước đó cũng không hơn nhau là mấy… Sau này mình mới biết một chiếc ghế “ngon” có rất nhiều thông tin để tìm hiểu.
Sai lầm 4: chọn ghế có khoảng cách từ lưng ghế đến vị trí xa nhất của kệ để tay quá xa
Nếu khoảng cách này quá xa, sẽ có 3 trường hợp:
- TH1: bạn dùng mặt bàn dày hoặc mặt bàn có ngăn kéo. Lúc này kệ để tay sẽ rất vướng bàn và đẩy bạn về phía sau. Dẫn đến việc tư thế ngồi của bạn sẽ bị ảnh hưởng: do bạn bị đẩy về sau nên cổ bạn sẽ có xu hướng gù về phía trước để nhìn màn hình.
- TH2: bạn dùng mặt bàn mỏng. Lúc này bạn có thể để kệ để tay dưới mặt bàn mà vẫn thoải mái sử dụng. Tốt nhất là mặt bàn nên mỏng khoảng 2,5cm trở xuống.
- TH3: bạn phải tháo kệ để tay ra cho đỡ vướng.
Sau này, khi đã trải nghiệm rất nhiều loại ghế. Mình thấy khoảng cách trên nên nhỏ hơn 25cm là tốt nhất. Tham khảo chiếc ghế mình đang dùng là Aeron có khoảng cách này là 20cm.
Sai lầm 5: chọn màn hình có tấm nền VA
Sang văn phòng mới, mình mua thêm 1 màn hình 32inch của Samsung với tấm nền VA với ý định thay cho màn cũ 27inch.
Ngắn gọn: với những ai không chơi game, chỉ làm văn phòng thì nên tránh xa màn hình có tấm nền TN/VA. Mình dùng chiếc màn 32inch trên trong 1 ngày và thanh lý ngay hôm sau.
Hiện tại, màn hình 4K IPS 27inch của LG giá chỉ còn 5-6tr mà thôi.
Sai lầm 6: khoan lỗ để đi dây vào mặt bàn
Khi biết đến khái niệm DJ (đi dây điện cho gọn), mình thấy việc khoan lỗ vào mặt bàn để đi dây là việc hoàn toàn vô ích:
- Setup của bạn sẽ thay đổi theo thời gian. Khi bạn đặt màn hình ở vị trí khác hoặc mua thêm 1-2 màn hình nữa, rất có thể bạn sẽ phải… khoan lại. Rất mất thẩm mỹ.
- Khi bạn biết đi dây điện như mình đã hướng dẫn tại ĐÂY và ĐÂY, bạn sẽ không bao giờ nghĩ đến việc khoan lỗ nữa.
- Nếu dùng bàn nâng hạ, bạn phải kê cách tường 1 đoạn ít nhất 1-2cm để nâng hạ. Như vậy, bạn chỉ cần di dây điện vào mép bàn chứ ko cần thiết phải khoan.
Sai lầm 7: chọn bàn có cao độ quá cao
Mặt bàn quá cao sẽ dẫn đến 3 trường hợp:
- TH1: Do bàn quá cao, dù bạn có nâng ghế lên hết cỡ thì vẫn thấy bàn cao so với cơ thể của bạn. Lúc này bạn sẽ phải “sống chung với lũ” dù biết tư thế ngồi của bạn đang bị ảnh hưởng.
- TH2: Khi nâng ghế lên đã vừa với cơ thể bạn. Mình đã làm như vậy trước đây. Nhưng khi ngồi ghế cao, chân không chạm đất thì đùi sẽ tì vào ghế nhiều hơn, gây cảm giác ê chân ê mông, khó chịu… Lúc này, bạn chỉ cần dùng thêm kê chân là ok.
- TH3: Hạ ghế xuống cho phù hợp với chân: lúc này sẽ ảnh hưởng tới tư thế ngồi chuẩn – từ đó có thể gây đau mỏi khi ngồi lâu làm việc.
Sai lầm 8: chọn bàn nâng hạ chỉ có thể hạ thấp nhất 71cm
Với setup lần thứ 9 ở trên, mình vẫn dùng loại chân bàn cũ. Chân bàn này là loại 1 motor: có khối lượng nhẹ, ống thép nhỏ nên khá rung khi sử dụng.
Nhưng vấn đề lớn nhất của loại này là chỉ có thể hạ thấp nhất 71cm, cộng với mặt bàn 3cm. Như vậy cao độ của bàn MIN là 74cm – cao độ này vẫn khá cao đối với mình. (Mình 1m78 nặng 80kg, sau này mình dùng bàn 72cm là chuẩn)
Sau đó mình đã đổi chân bàn nâng hạ loại 2 motor – 3 đốt (loại 1 motor chỉ có 2 đốt). Loại chân 2 motor chạy êm hơn, tốc độ cũng nhanh hơn. Và có 3 đốt nên cũng có thể hạ xuống thấp nhất là 60cm. Hình ảnh setup lần thứ 10:
Từ setup lần thứ 10, mình đã đổi một chiếc ghế mới: Herman Miller Aeron.
Đây là chiếc ghế mình dùng cho đến thời điểm hiện tại.
Giá của chiếc ghế này gấp 3 lần giá chiếc ghế “cánh bướm” trước đó. Nhưng Aeron là chiếc ghế nổi tiếng nhất/ bán chạy nhất mọi thời đại. Khi bạn mới nghe về nó có thể khó tin, nhưng khi trải nghiệm rồi sẽ thấy nó hoàn toàn xứng đáng.
Các bạn có thể tìm review ghế chiếc ghế này trên google hoặc diễn tinhte.vn để tìm hiểu thêm thông tin về chiếc ghế này: ghế Aeron.
Sai lầm 9: chọn arm màn hình đôi
Đây không phải sai lầm của mình mà là sai lầm của khá nhiều bạn mình biết. Khi dùng arm đôi, phạm vi điều chỉnh màn hình sẽ không được linh hoạt do arm bị vướng.
Và bạn cũng không thể kê bàn sát tường nếu lắp arm đôi được, khoảng cách từ bàn đến tường phải tầm 10-15cm chứ không thể kê sát được.
Lúc nâng hạ còn có thể làm xước arm/ hư hỏng tường… nếu bàn bị dịch chuyển.
Tới lần setup thứ 11, mình đã đổi chân bàn mới chữ L cho cảm giác đằng trước thoáng hơn.
Về Arm, rất may mắn là mình được tặng 1 cái trước đó. Vì thế mình chỉ cần mua thêm 1 cái nữa là mình có thể dùng đồng thời cả laptop và màn hình rời.
Nếu không được tặng, nhiều khả năng mình sẽ mua arm đôi cho “gọn” và rồi ăn quả đắng vì mình kê bàn sát tường.
Sai lầm 10: dùng đèn màn hình
Ở lần thứ 12, mình đổi chiếc đèn màn hình lần thứ 3 do đèn thứ 2 thường bị lỗi sáng. Mình hỏi ra thì nhiều ae cũng bị tình trạng tương tự dù đèn có giá gần 2tr.
Nhưng cuối cùng mình cũng phải bỏ đèn màn hình vì các lý do sau:
- Đèn màn hình thường không đủ sáng để viết lách, đọc sách – chỉ đủ chiếu sáng bàn phím chuột.
- Khi treo đèn sẽ làm màn hình bị ảnh hưởng ít nhiều bởi có các vết bầm xung quanh. Mình đã tham khảo thì có 1-2 người tèo màn hình vì dùng đèn này. Mà chiếc màn hình của mình viền khá mỏng + không rẻ, vì thế mình đã bỏ đèn màn hình vào setup tiếp theo.
Sai lầm 11: mặt bàn gỗ tự nhiên bị cong vênh, nứt
Đây là sai lầm của mình cũng như khá nhiều người tự đóng bàn gỗ tự nhiên ở miền Bắc.
Lý do mặt gỗ tự nhiên thường bị cong vênh, nứt… là do gỗ không được sấy tốt. Mặt bàn lại được sản xuất bởi xưởng nhỏ, vì vậy chất lượng không đồng đều.
Nếu nhẹ thì bị cong vênh ở mức độ chấp nhận được. Nặng hơn thì sẽ bị nứt.
Ở lần thứ 13, mình đã đổi mặt bàn mới với chất lượng cao hơn. Loại mặt bàn này được sản xuất số lượng lớn theo tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu, được nhà máy bảo hành 2 năm cong vênh, nứt…
Và mình cũng đã đổi một chiếc đèn bàn chân kẹp thay cho đèn màn hình. Đèn bàn này sáng hơn, chỉnh linh hoạt hơn… nói chung là mình thấy ngon hơn (chưa kể đèn còn rẻ hơn, bảo hành dài hơn nữa).
Sai lầm 12: cầu kỳ trong việc đi dây
Mình thấy rất nhiều bạn khi mới setup thường sẽ mua thêm những đồ như máng đi dây và các phụ kiện liên quan.
Cá nhân mình sau khi đi dây cả chục lần thì thấy việc này hoàn toàn không cần thiết. Chưa kể lại tốn tiền, tốn công khi thay đổi gear…
Vì thế, ở những lần đi dây tiếp theo, mình chỉ sự dụng dây thít và kẹp đi dây dưới mặt bàn. Chỉ chưa tới 50k, bạn sẽ dễ dàng mua được những dụng cụ này trên shopee.
Sai lầm 13: sử dụng bàn có ngăn kéo
Khi ngồi đúng tư thế làm việc với máy tính, đùi mình chỉ cách mặt dưới của bàn khoảng 6-8cm. Nếu bạn dùng ngăn kéo quá dày, từ 10cm trở lên sẽ có 2 trường hợp:
- Rất vướng nếu bạn ngồi đúng tư thế, bạn sẽ luôn bị kích ở phần đùi.
- Bạn phải hạ thấp ghế xuống cho đỡ vướng – từ đó làm ảnh hưởng tới tư thế ngồi của bạn. Do ghế thấp hơn tiêu chuẩn, bạn dễ bị cúi đầu về phía trước hơn, từ đó có thể gây gù lưng. Ngoài ra, tay bạn cũng sẽ nhanh mỏi hơn vì phải khuỳnh tay sang 2 bên.
Tốt nhất, bạn không nên dùng bàn có ngăn kéo!
Với trải nghiệm của mình sau rất nhiều lần setup, ngăn kéo tốt nhất là không nên dày quá 6cm. Nếu dày hơn thì phải thiết kế vát vào bên trong:
Lần setup cuối:
Nhà máy gửi mặt bàn mới sơn màu đậm hơn. Cá nhân mình thích màu sơn đó hơn nên tặc lưỡi setup lần cuối với ý định dừng chân, cũng hơi…mệt rồi =.=
Sai lầm 14: chọn bàn ghế chất lượng kém cho con
Các bạn sẽ thắc mắc tại sao mình lại đổi chân bàn, mặt bàn liên tục như vậy?
Một là mình sẽ thanh lý giá rẻ. Hai là mình để cho 2 đứa nhà mình sử dụng luôn. Và dưới đây là 8 setup góc học tập cho 2 đứa nhà mình.
Nếu bạn xác định chọn bàn ghế cho con chỉ trong vài năm cấp 1 thì ok. Nhưng nếu muốn một bộ bàn ghế có thể đồng hành với con đến khi lớn thì rõ ràng bạn nên chọn loại có chất lượng tốt.
Mình đã có bài viết tư vấn cách chọn bàn ghế cho cho trẻ em có thể sử dụng từ lớp 1 đến đại học ở ĐÂY.
Sai lầm 15: chọn đèn chất lượng kém
Chiếc đèn trong setup dưới đây có giá ~200-300k. Mình mua vì có tầm vươn dài, kẹp được vào mặt bàn để đỡ tốn diện tích. Nhưng nó khá tối, và sau khoảng 4-5 tháng là nó bị chớp liên tục, mình phải bỏ nó đi.
Rõ ràng ánh sáng của chiếc đèn ảnh hưởng tới mắt của bạn. Vì vậy, bạn không nên mua đèn giá rẻ – ko có thương hiệu.
Sai lầm 16: chọn giá sách để bàn bằng gỗ công nghiệp
Trông ảnh ở setup KID 6 thì giá sách trên cũng đẹp, nhưng sử dụng thì vô cùng ọp ẹp. Mình đã bỏ nó đi sau chưa đến 1 năm. Sang năm tới, có thể mình sẽ đóng 1 giá sách để bàn bằng gỗ tự nhiên.
Sai lầm 17: chọn chiều dài mặt bàn quá ngắn
Mình đã dùng từ mặt bàn 1m, 1m2, 1m6, 1m8 thì thấy rằng: mặt bàn càng rộng càng tốt. Nếu bạn thường phải ngồi học cùng con thì nên chọn 1 mặt bàn có chiều rộng 1m6 trở lên thì 2 người mới có thể ngồi thoải mái được.
Trong setup KID 7, mình đã đổi mặt bàn 1m8 vì chiếc bàn này được mình và ku con sử dụng nhiều nhất. Và mẹ nó cũng hay kèm nó học bài.
Sai lầm 18: chọn kê lưng cho bé không hợp lý
Rất khó để bạn có thể mua 1 sản phẩm mà có thể ưng ý ngay từ lần đầu tiên. Và cái kê lưng cho mấy nhóc nhà mình cũng vậy, mình đã mua tổng cộng 4 loại.
Loại đầu tiên còn làm hỏng ghế, và đến loại thứ 4 mình mới thực sự ưng ý:
Vậy là bạn đã đọc xong 25 setup của mình cùng với 18 sai lầm thường gặp khi setup góc làm việc, góc học tập.
Các bạn nếu có sai lầm khác khi setup hãy comment bên dưới để mình tiếp tục cập nhật cho mọi người cùng tránh nhé!
THÔNG TIN MUA HÀNG TẠI DANDIHOMEHà Nội: Số 8 – B2 Shophouse 24h Tố Hữu – Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội
Hồ Chí Minh: 284/3 Lý Thường Kiệt – P14 – Q10 – TP Hồ Chí Minh