Kinh nghiệm mua hàng Online ở Việt Nam

Dạo quanh các diễn đàn, fanpage nói về chủ đề mua hàng Online, có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Các bạn có thể thường gặp các comments như:

  • Tôi thấy ok lắm, mua ở web này nè: abc, xyz
  • Tôi mua bị dính phốt ở web abc này, từ đó cạch luôn.
  • Tôi cũng mua ở web abc như bạn nhưng hàng vẫn ngon?
  • Trên web xyz này toàn bán hàng dởm.
  • Ôi dào, mua Online làm gì, toàn bọn lừa đảo treo đầu dê bán thịt chó, cứ ra shop bình thường cho lành, trăm thấy không bằng 1 sờ mà.

  • Vân vân và vân vân …

Với kinh nghiệm hơn 10 năm mua hàng từ các website của US như ebay, amazon, bestbuy … hay Trung Quốc như taobao, tmall … chúng tôi khẳng định: bất kì trang web nào, ở US,China,Việt Nam hay bất kì quốc gia nào, cũng có sản phẩm “dởm” và “xịn”. Vì thế, nếu bạn không có kinh nghiệm mua hàng online thì có thể sẽ bị rơi vào trường hợp ở trên: dính “phốt” ở web nào đó và từ đó không dám mua hàng Online.

Thật đáng tiếc nếu bạn rơi vào trường hợp “sợ” mua hàng Online ở trên, bởi hiện nay, mua hàng Online đang là xu thế. Vô số lợi ích khi bạn mua hàng Online có thể liệt kê ra như tiết kiệm thời gian đi mua hàng, ngồi ở nhà có thể chủ động xem hàng nghìn sản phẩm, shipper mang đến tận nơi, mua được sản phẩm vừa ý thì càng tuyệt vời …

Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách mua hàng Online trên website/ fanpage/ forum tại Việt Nam. Nếu áp dụng hết, các bạn sẽ tránh được gần như 100% rủi ro và lúc nào cũng tìm được sản phẩm ưng ý.

  1. Trang bị kiến thức về sản phẩm cần mua: cái này là quan trọng nhất. Chỉ cần không quá 5p google, bạn sẽ có các thông tin cần thiết về sản phẩm của mình. Với các sản phẩm ít phổ biến thì thời gian google cũng lâu hơn. Nhưng khi mua hàng Online những shop mới, bạn nên tìm hiểu kĩ về sản phẩm.
  2. Giá sản phẩm phải công khai, tôi thường bỏ qua các shop đề giá “Liên hệ” dù có quan tâm sản phẩm đến đâu. Nếu họ không công khai giá tức là có điều gì đó “khuất tất”, dù bất kể lý do gì.
  3. Ảnh sản phẩm phải là ảnh thật và do shop đó tự chụp. Mua hàng online quan trọng nhất là niềm tin, nếu shop lấy ảnh trên mạng thì sản phẩm đó liệu có đáng tin không? Ngoài ra, ảnh sản phẩm chụp đẹp hay xấu còn cho thấy shop có nghiêm túc bán hàng hay không. 
  4. Review của khách hàng cũ: mua hàng trên các web bán hàng lớn như Shopee, Lazada, Tiki …  thì đọc review của khách hàng đã mua là BẮT BUỘC. Trừ khi là sản phẩm mới, bạn chấp nhận rủi ro với chi phí chấp nhận được, còn lại trong hầu hết trường hợp: không bao giờ biến mình thành chuột bạch đi đầu khi mua hàng tại đây. Một sản phẩm tốt, đã được bán lâu ngày sẽ luôn có review tốt.
  5. Mua hàng trên fanpage/ forum: tìm hiểu shop đó đã có uy tín hay chưa. Nếu là shop trên forum thì có thể dễ dàng click vào nick của shop đó và đọc bài viết cũng như bài thành viên đánh giá. Shop trên fanpage cũng tương tự nhưng khó hơn một chút vì không dễ dàng tìm review của khách hàng như trên forum, vì trên fanpage có không ít review của các nick ảo do chính shop đó lập ra. Bạn nên đọc thông tin về shop trên fanpage chứ không nên mua ngay khi quảng cáo “đập” vào màn hình.
  6. Cam kết của shop: đọc kĩ các chính sách của shop như vận chuyển, hoàn tiền … Tôi rất có thiện cảm với các shop có cam kết như “Bồi thường 200% nếu phát hiện hàng fake“, “Hoàn tiền và tặng sản phẩm nếu phát hiện hàng fake” … Đơn giản nếu không bán hàng tốt thì không bao giờ shop dám cam kết như vậy.    Còn với cam kết như “hoàn tiền 100% nếu phát hiện hàng fake” thì đây không hẳn là cam kết tốt, bởi vì shop vẫn có thể bán hàng fake, kém chất lượng cho bạn, nếu bạn “gà” thì bạn sẽ không phát hiện ra. Còn nếu bạn là dân “pro” thì shop cũng chả vấn đề gì khi trả tiền lại cho bạn, bạn mất công mang hàng trả lại shop để shop bán cho “gà” sau đó … Đây là câu chuyện có thật ở rất nhiều shop hiện nay.
  7. Chọn hình thức COD: Với các shop không có nhiều thông tin, uy tín, cam kết tốt … bạn nên chọn hình thức vận chuyển COD – giao hàng thu tiền.
  8. Khó tính khi nhận hàng: Đọc kĩ mô tả của shop về sản phẩm, nếu khi nhận hàng mà hàng không như mô tả thì nhất quyết không nhận hàng. Đôi khi nhân viên gọi điện năn nỉ bạn: A/c nhận hàng cho em đi, nếu không nhận em sẽ bị trừ lương … bla … bla và rồi bạn động lòng mua hộ sản phẩm mà không biết rằng nhân viên kia chính là chủ shop 😀 . Một lần nữa, tôi xin nhắc lại: phải thật khó tính khi nhận hàng, vì đây là sản phẩm bạn mua bằng tiền của bạn, bằng công sức làm việc của bạn.
  9. Thông cảm cho Shop nếu gặp “shipper lồi lõm” (là shipper thái độ không tốt, thậm chí các bạn gọi là vô học). Nhưng đây là lỗi của Đơn vị ship hàng đã tuyển nhân viên chưa tốt. Gặp trường hợp này bạn không nên chấp shipper mà nên nhận hàng nếu đã áp dụng 8 bước kể trên. Sau đó bạn google số hotline của đơn vị ship ghi trên tờ biên nhận dán trên hàng, phản ánh thái độ shipper. Done!

Việc bạn từ chối nhận hàng luôn mang lại thiệt hại cho shop. Nếu là lỗi của shop, shop phải chịu trách nhiệm. Nếu không phải, bạn nên nghĩ cho shop một chút nhé. Hãy là người mua hàng thông thái và rộng lượng!

Trên đây là các kinh nghiệm thực tế của chúng tôi khi mua hàng Online. Nếu áp dụng 9 bước trên, chúng tôi chắc chắn bạn sẽ mua được mặt hàng như ý khi mua hàng Online. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0919200815
Liên hệ