Nói về mặt bàn gỗ tự nhiên thì không thể không nhắc đến chất lượng hoàn thiện của sản phẩm. Trong bài viết này mình sẽ nói kỹ về “chất lượng hoàn thiện”.
Khi xem review chủa một sản phẩm nào đó, bạn hay nghe thấy reviewer nhắc đến “chất lượng hoàn thiện” hay “độ hoàn thiện” … của sản phẩm.
Hiểu đơn giản, chất lượng hoàn thiện sản phẩm là độ tỉ mỉ, chỉn chu, chính xác, hạn chế tối đa sai số của nhà máy (hay người thợ) khi làm ra sản phẩm. Cụ thể, nó thể hiện qua một số ví dụ dưới đây:
- Xử lý bề mặt: gồm cả vị trí thường xuyên sử dụng và các nơi khuất, ít người để ý.

- Nước sơn bên ngoài (gỗ…), độ đánh bóng (kim loại).
- Đường kim mũi chỉ đều đặn, không có chi tiết thừa (quần áo, túi xách, giày dép).
- Chữ được in trên sản phẩm sắc nét, không lem nhem.
- Không thừa ba-via, phôi nhựa.
- Bo tròn các góc cạnh có thể gây khó chịu thậm chí nguy hiểm khi sử dụng (các góc sản phẩm bằng gỗ, kim loại…)

- Không cong vênh, nứt gãy, ọp ẹp (các sản phẩm bằng gỗ, nhựa…)

- Cân xứng 2 bên nếu có thiết kế đối xứng, hạn chế sai số tối đa.
- Sự liền lạc, mượt mà giữa các chi tiết, nhất là ở các vị trí chuyển từ vật liệu này sang vật liệu khác: nhựa-kim loại, da-gỗ, da-kim loại…
- Còn rất nhiều ví dụ khác, các bạn có thể comment bên dưới nhé!
Các cụ có câu: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Một sản phẩm có “nước sơn” – chất lượng hoàn thiện tốt nhưng “gỗ” – chất liệu không tốt thì chắc chắn không phải sản phẩm tốt. Một sản phẩm có đồng thời cả 2 tốt nhưng có thiết kế không phù hợp thì nó vẫn không phải sản phẩm tốt.
Như vậy, một sản phẩm có đồng thời cả 3 yếu tố trên: thiết kế, chất liệu và chất lượng hoàn thiện tốt thì mới được DandiHome gọi là sản phẩm tốt.
Các loại mặt bàn gỗ tự nhiên
Quá trình chọn mặt bàn gỗ tự nhiên của mình gian nan hơn việc chọn chân bàn hay ghế nhiều, vì mình phải bắt đầu từ con số 0. Gỗ tự nhiên thì không đơn giản chút nào. Có thể bạn sẽ nhận được một chiếc mặt bàn “tốt gỗ, tốt cả nước sơn”… nhưng đó chỉ là lúc bạn nhận mặt bàn. Với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam thì sau một thời gian mặt bàn của bạn có thể bị thế này đây:


Dưới đây là những mặt bàn mình đã từng mua hoặc đặt làm riêng:
1. Mặt bàn có gia cố thanh chống cong vênh – là loại đầu tiên mình sử dụng. Hồi đó mình còn chưa biết thanh chống cong vênh là cái gì :v

2. Mặt bàn không gia cố thanh chống cong vênh: làm ở xưởng (nhỏ) Thạch Thất – Hà Nội, và kết quả là cả mặt bàn bị cong sau một thời gian ngắn.
3. Mặt bàn có gia cố thanh chống cong vênh nhưng làm quá dày (4cm) và kết quả là mặt bàn bị cong (nhẹ). Về sau mình chỉ làm loại dày 2,5cm thì chất lượng tốt hơn nhưng thực sự vẫn không đồng đều: cái không cong, cái cong ít, cái cong nhiều hơn…
4. Mặt bàn không gia cố thanh chống cong vênh nhưng gỗ đã được xử lý kỹ, và được sản xuất bởi nhà máy lớn. Đây là loại hiện tại mà mình sử dụng, cũng là loại có chất lượng hoàn thiện tốt nhất từ trước đến nay.
===> Có thể thấy rõ sự khác biệt giữa xưởng nhỏ và nhà máy lớn, quan trọng là số lượng đặt hàng, nhà máy lớn không làm 1 vài cái.
5. Mặt bàn gỗ tự nhiên nguyên tấm: mình mua để làm bàn cafe, dày 5cm nhưng nó cũng bị cong sau một thời gian sử dụng. Các loại mặt bàn từ 1 đến 4 ở trên là mặt bàn gỗ tự nhiên nhưng được ghép bởi nhiều tấm gỗ với nhau.
Về chất liệu gỗ tự nhiên thì có rất nhiều loại từ thấp đến cao, các bạn có thể tự tìm hiểu loại gỗ mà bạn thích. Với mặt bàn làm việc, mình mới chỉ dùng 2 loại gỗ tầm trung là gỗ sồi và ash. Còn rất nhiều loại gỗ đắt hơn hoặc rẻ hơn, nếu có điều kiện được sử dụng mình sẽ review để mọi người tham khảo.

Với gỗ công nghiệp, bạn chỉ có thể bo cong 4 góc. Nhưng với gỗ tự nhiên, bạn mới có thể bo cong cạnh người ngồi. Những chi tiết cong này rất quan trọng, nó giúp chiếc bàn của bạn an toàn và thoải mái khi sử dụng – đây là kinh nghiệm sau khi sử dụng hơn 20 chiếc bàn trong gần 40 năm của mình 😀



Trong hầu hết trường hợp, bạn nên làm bàn bằng gỗ tự nhiên ghép bởi nhiều tấm với nhau bởi nó có giá rẻ và có thể làm mỏng dưới 3cm được. (Không nên làm mặt bàn quá dày, vừa tốn chi phí, vừa khó chọn ghế – mình đã có bài viết ở ĐÂY).
Nếu bạn vẫn có ý định làm mặt bàn bằng gỗ nguyên tấm tương tự chiếc bàn cafe của mình ở trên thì bạn cần những lưu ý sau:
- Luôn chọn nơi uy tín, có cam kết bảo hành nứt và cong vênh. Kể cả mặt bàn ghép tấm, nếu gỗ không được xử lý tốt thì rất dễ xuất hiện tình trạng này.
- Mặt bàn nguyên tấm thường khá dày từ 5-10cm, để tìm một chiếc ghế có kệ để tay phù hợp mặt bàn dày thế này không dễ. Bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua vì giá trị mặt bàn nguyên tấm khá cao.

Ok, ở trên là toàn bộ kinh nghiệm về mặt bàn gỗ tự nhiên của mình. Kiến thức của mình có lẽ chỉ bằng 1/10 những bạn chuyên về gỗ tự nhiên, nhưng mình dám chắc chừng đó là đủ để các bạn có 1 chiếc… mặt bàn ưng ý.
Những ý kiến đóng góp vui lòng gửi về zalo bên mình 0919.200.815, xin chân thành cảm ơn các bạn!